Blog

« Quay lại

Tiểu ra máu là gì? Nguyên nhân, cách chữa trị hiệu quả

Tiểu ra máu là cụm từ có thể coi là nỗi ám ảnh của mỗi người đàn ông và cả phụ vì nó là khởi nguồn của rất nhiều bệnh lý liên quan đến đường sinh dục và đường bài tiết. Điều này thường xảy ra ở nam giới bởi nam giới có thường có thói quen sinh hoạt, ăn uống không lành mạnh như nữ giới vì vậy tỉ lệ mắc của họ là cao hơn. Vì vậy theo dõi ngay bài viết sau đây để hiểu rõ hơn về tiểu ra máu là gì? Dấu hiệu tiểu ra máu và nguyên nhân tiểu ra máu cũng như cách chữa, điều trị tiểu ra máu.

Tiểu ra máu là gì?

Đi tiểu ra máu, hay còn gọi là đái ra máu là hiện tượng nước tiểu đào thải ra khỏi cơ thể có lẫn máu hoặc màu hồng nhạt. Độ đậm của nước tiểu sẽ phụ thuộc vào loại tiểu máu mà người bệnh mắc và lượng hồng cầu (máu) bị rò rỉ vào bên trong nước tiểu. Có hai loại tiểu máu gồm tiểu máu vi thể và tiểu máu đại thể. 

Nếu người bệnh mắc tiểu máu đại thể có thể nhận biết bệnh bằng mắt thường với triệu chứng điển hình là nước tiểu chuyển màu hồng nhạt hoặc đỏ. Tuy nhiên, người bị tiểu máu vi thể sẽ không thể thấy được máu trong nước tiểu của mình. Hồng cầu của tiểu máu vi thể chỉ hiển thị dưới kính hiển vi khi xét nghiệm nước tiểu.

Tiểu ra máu nằm trong những triệu chứng xuất hiện khi người bệnh mắc các bệnh tiết niệu.

Tổng quát về hệ thống tiết niệu trong cơ thể người gồm 2 quả thận, 2 niệu quản, bàng quang và niệu đạo. Chức năng chính của hệ tiết niệu là lọc những chất thải dư thừa ra khỏi cơ thể. Hơn nữa, hệ tiết niệu còn giúp cơ thể kiểm soát lượng chất điện giải, các chất chuyển hóa, điều chỉnh máu và điều hòa lượng huyết áp.

Thận là cơ quan nằm ngay dưới khung xương sườn, một bên của cột sống. Thận có chức năng lọc nước tiểu và máu. Mỗi ngày, thận khỏe mạnh có thể lọc từ 120-150 lít máu và 1-2 lít nước tiểu, cùng chất thải và các chất lỏng bổ sung khác.

Nước tiểu sau khi được lọc ở thận sẽ đi đến bàng quang, nơi chứa nước tiểu trước khi được đào thải ra ngoài bằng đường niệu đạo.

Phân loại tiểu ra máu

1. Tiểu ra máu đại thể

Đái máu đại thể (tiểu máu đại thể) là hiện tượng xảy ra khi số lượng hồng cầu trong nước tiểu đủ để nhìn bằng mắt thường. Nước tiểu của người bị đái máu đại thể có màu hồng nhạt hoặc đỏ, điều này phụ thuộc vào lượng hồng cầu nhiều hay ít.

Đôi khi, đái máu đại thể cũng bao gồm những cục máu đông ở nước tiểu. Và nếu để lâu sẽ xảy ra hiện tượng lắng cặn hồng cầu.

2. Tiểu ra máu vi thể

Đái máu vi thể (Tiểu máu vi thể) là dạng đi tiểu ra máu nhưng số lượng hồng cầu trong nước tiểu khá ít, không thể nhìn thấy bằng mắt thường. Thông thường, số lượng hồng cầu trong nước tiểu trên 10.000 hồng cầu/ml là đái máu vi thể. Hồng cầu ở đái máu vi thể có thể tìm thấy dưới ống kính hiển vi. Vì vậy, người bị đái máu vi thể thường không biết mình bị bệnh cho đến khi thực hiện xét nghiệm nước tiểu.

Nguyên nhân tiểu ra máu

1. Viêm bàng quang

Viêm bàng quang là tình trạng viêm sưng cấp tính hoặc mạn tính ở bàng quang. Nhiễm khuẩn là nguyên nhân gây bệnh phổ biến nhất, chiếm hơn 50% trường hợp viêm bàng quang.

Bên cạnh những triệu chứng như tiểu rắt, tiểu buốt, viêm bàng quang có thể gây ra chảy máu, được gọi là viêm bàng quang xuất huyết. Điều này là dấu hiệu của viêm bàng quang tiến triển nặng khiến bàng quang phù nề xuất huyết.

2. Nhiễm trùng

Nhiễm trùng trong bàng quang, thận, niệu đạo hoặc tuyến tiền liệt ở nam giới là một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng tiểu ra máu.

Việc nhiễm trùng này là tình trạng viêm sưng do vi khuẩn gây ra khi xâm nhập vào các cơ quan hệ tiết niệu như bàng quang, thận, cầu thận hoặc niệu đạo. Viêm sưng nếu nặng sẽ dẫn đến xuất huyết. Lượng máu này sẽ được đào thải chung với nước tiểu đi ra ngoài. Đây là hiện tượng tiểu ra máu do nhiễm trùng.

3. Sỏi tiết niệu

Sỏi tiết niệu được biết là bên trong cơ quan tiết niệu, phổ biến là bàng quang và thận, xuất hiện những khối khoáng chất cứng. Những khối sỏi này phát triển khi các khoáng chất trong nước tiểu cô đặc kết tinh và cuối cùng là tạo thành sỏi. 

Một trong những triệu chứng của sỏi thận là tiểu ra máu. Đây là dấu hiệu lâm sàng khi khối sỏi ma sát với niêm mạc tiết niệu theo dòng nước tiểu. Sự va chạm này gây tổn thương lên niêm mạc làm niêm mạc chảy máu.

4. U bướu thận

U bướu thận là các khối u lành tính hoặc ác tính xuất hiện ở thận. Các khối u nếu lành tính sẽ không ảnh hưởng quá nghiêm trọng đến sức khỏe người bệnh. Tuy nhiên, người bệnh vẫn cần phải lưu ý và điều trị bệnh càng sớm càng tốt.

Bên trong những khối u lành tính vẫn có khả năng cáo xuất hiện các tế bào ác tính. Những tế bào này là nguyên nhân gây chèn ép các cơ quan khác khi phân chia và phát triển trong thời gian ngắn. Điều này tác động rất lớn đến sức khỏe và tính mạng của người bệnh.

Khối u bướu thận ác tính sẽ không có dấu hiệu lâm sàng trong giai đoạn đầu tiên. Khi người bệnh bước vào giai đoạn nặng hơn, bệnh sẽ xuất hiện các triệu chứng như tiểu ra máu, đau vùng thắt lưng, sút cân và thiếu máu nghiêm trọng.

4. Phì đại tuyến tiền liệt

Phì đại tuyến tiền liệt là một bệnh tiết niệu ở nam giới, gây ra sự tăng sinh lành tính của mô nền và tế bào niêm mạc tuyến. Nói cách khác, đây là sự phình to của tuyến tiền liệt dẫn đến các triệu chứng như tiểu nhiều, tiểu gấp, bí tiểu.

Tiểu ra máu là một trong những triệu chứng của phì đại tuyến tiền liệt. Tuy nhiên, tiểu ra máu không phổ biến bằng những triệu chứng kể trên.

5. Bệnh thận

Những bệnh lý về thận như viêm cầu thận hoặc viêm thận có thể gây tiểu ra máu ở người bệnh. Đối với viêm cầu thận, tiểu ra máu là hiện tượng do cầu thận suy giảm chức năng lọc máu, làm rò rỉ hồng cầu vào trong nước tiểu.

Bệnh viêm thận và viêm bể thận cấp cũng có khả năng dẫn đến tiểu máu do viêm sưng.

Những bệnh thận loại cấp tính có thể điều trị đơn giản bằng thuốc hoặc một số trường hợp cũng tự khỏi mà không cần điều trị.

6. Vô căn

Tiểu ra máu vô căn là không tìm ra nguyên nhân trực tiếp hoặc gián tiếp làm máu lẫn vào bên trong nước tiểu trong quá trình đào thải ra khỏi cơ thể.

Đi tiểu ra máu vô căn có thể xảy ra với những thành viên trong gia đình. Những người bị tiểu máu do gia đình có bệnh sử liên quan đến thận kèm triệu chứng tiểu máu, nhưng các kết quả xét nghiệm cận lâm sàng là âm tính thì có thể tự khỏi bệnh mà không cần điều trị.

Liên hệ: 0827750966 để được nhận tư vấn miễn phí

Chẩn đoán tiểu ra máu 

Tiểu ra máu chủ yếu thực hiện chẩn đoán trên kết quả xét nghiệm nước tiểu. Dựa vào số lượng hồng cầu bên trong nước tiểu, bác sĩ sẽ xem xét tình trạng sức khỏe tiết niệu của người bệnh. Ngoài ra, tiểu ra máu còn được chẩn đoán bằng những phương pháp khác như:

  • Xét nghiệm nước tiểu: Xét nghiệm nồng độ các chất bên trong nước tiểu

  • Cấy nước tiểu: Kiểm tra tình trạng nhiễm trùng, vi khuẩn bên trong mẫu nước tiểu người bệnh

  • Xét nghiệm tế bào nước tiểu: Xét nghiệm tìm ra những tế bào bất thường trong nước tiểu

Kết hợp kết quả xét nghiệm của nước tiểu cùng với những dấu hiệu lâm sàng của người bệnh, bác sĩ sẽ chỉ định người bệnh tiếp tục làm các xét nghiệm chuyên sâu hơn. Hoạt động này để tìm ra căn nguyên của triệu chứng tiểu ra máu này và điều trị.

Những phương pháp chẩn đoán này bao gồm:

  • Nội soi bàng quang

  • Siêu âm thận, tiết niệu, bàng quang

  • Chụp cắt lớp CT

  • Chụp MRI

Điều trị tiểu ra máu

Vì tiểu ra máu được gây ra bởi những bệnh lý đường tiết niệu, vì vậy để điều trị tiểu máu, người bệnh cần điều trị dứt điểm nguyên nhân gây tiểu máu này. Không có sự khác nhau giữa phác đồ điều trị tiểu máu ở người lớn và trẻ em.

Phương pháp điều trị sẽ được chỉ định dựa trên loại bệnh lý mà người bệnh mắc phải. Nếu người bệnh bị nhiễm trùng thì sẽ điều trị bằng thuốc kháng sinh để diệt vi khuẩn.

Với những người bị tiểu ra máu do sỏi thận, các bác sĩ sẽ tiến hành xử lý sỏi thận, kết hợp uống thuốc để điều trị. Trong trường hợp kích thước sỏi không quá to, người bệnh sẽ được yêu cầu uống nhiều nước để hỗ trợ đào thải sỏi ra ngoài mà không cần phẫu thuật hoặc tán sỏi.

Cơ sở chữa tiểu ra máu uy tín 

Các bạn có thể đến bất ký cơ sở y tế nào đủ năng lực và có chuyên môn cao, hội tụ các chuyên gia đầu ngành về chuyên khoa nam học nói chung và viêm đường tiết niệu nói riêng. Tuy nhiên các bạn nên đến các cơ sở y tế lớn của các bệnh viện trực thuộc trung ương đặt tại 3 trung tâm hành chính lớn của nước ta như Hà Nội, Đà Nẵng, TP Hồ Chí Minh, tại đây đáp ứng đủ cơ sở vật chất và trình độ để giúp các bạn an tâm hơn khi chữa trị.

Bệnh viện 199 Bộ Công An là một bệnh viện trực thuộc bộ Công An là một bệnh viện lớn và có uy tín trên cả nước, hội tụ rất nhiều các chuyên gia đầu ngành về chuyên khoa nam học nói chung và chuyên khoa tiết niệu nói riêng. Bệnh viện 199 Bộ Công An hiện tại có 3 cơ sở lớn tọa lạc tại 3 thành phố lớn nhất cả nước là Hà Nội Đà Nẵng và TP Hồ Chí Minh. Cơ sở Đà Nẵng là một chi nhánh khá lớn và vừa được xây dựng và đi vào hoạt động, được trang bị các thiết bị máy móc, cơ sở vật chất tối tân nhất nhập khẩu từ nước ngoài, hứa hẹn sẽ đem lại cho các bạn một trải nghiệm thăm khám tốt nhất, giúp bạn yên tâm hơn về sức khỏe của mình.

Địa chỉ: 180 Trần Phú, Phước Ninh, Hải Châu, Đà Nẵng.

SĐT: 0827750966

Tổng đài của chúng tôi luôn sẵn sàng giải đáp thắc mắc của quý vị vào bất cứ khung giờ nào trong ngày.

Vui lòng bấm TƯ VẤN TRỰC TUYẾN để nhận tư vấn và giải đáp Miễn Phí 100%. Đừng để những bận tâm về chi phí cũng như các mối phân vân khác làm ảnh hưởng đến việc chăm sóc sức khỏe của bạn, hãy gọi điện cho chúng tôi, vì nó miễn phí.

Xem thêm:

 

 

 

Các lời bình
URL Trackback: