Blog

« Quay lại

TOP 5 thuốc trị hội chứng ruột kích thích được chuyên gia khuyên dùng

Chưa có phương pháp điều trị hoàn toàn cho hội chứng ruột kích thích (IBS). Thông thường, các loại thuốc được sử dụng nhằm giảm nhẹ các triệu chứng và cải thiện chất lượng cuộc sống của bệnh nhân. Dưới đây là tổng hợp thông tin về các loại thuốc thường được sử dụng để điều trị IBS.

TOP 5 thuốc trị hội chứng ruột kích thích hiệu quả

Thuốc Alosetron

Alosetron, một chất đối kháng thụ thể 5-HT 3 mạnh và chọn lọc, làm giảm tiêu chảy ở bệnh nhân mắc IBS-D bằng cách ức chế kênh canxi trên tế bào thần kinh ruột, điều hòa hệ thần kinh ruột, giảm đau, giảm nhu động và ức chế bài tiết.

Thành phần: Alosetron hydrochloride 0.5mg và tá dược khác.

Liều dùng – Cách dùng:

  • Liều khởi đầu là 0,5 mg x 2 lần/ngày.
  • Có thể tăng liều lên 1 mg x 2 lần/ngày sau 4 tuần nếu liều khởi đầu được dung nạp tốt nhưng không kiểm soát đầy đủ các triệu chứng IBS.

Thuốc Forlax

Forlax là một loại thuốc chữa táo bón được phân loại trong nhóm các loại thuốc nhuận tràng thẩm thấu, hoạt động bằng cách kích thích sự bài tiết của nước và chất điện giải vào ruột. Kết quả là thuốc làm cho phân mềm hơn, tăng khối lượng phân và giúp việc đẩy phân ra ngoài trở nên dễ dàng hơn.

Thành phần: Macrogol 4000 (PEG 4000) hàm lượng 10 mg, bào chế dưới dạng gói pha hỗn dịch uống.

Liều dùng – Cách dùng:

  • 1-2 gói pha trong 125-250ml nước, uống 1 liều duy nhất vào buổi sáng
  • Liều dùng dao động từ ½ gói mỗi ngày (đối với trẻ em) cho đến 2 gói mỗi ngày tùy thuộc đáp ứng lâm sàng đối với người lớn.

Đừng bỏ lỡ: TOP 10 thuốc chữa viêm đại tràng tốt nhất chuyên gia khuyên dùng

Thuốc Buscopan

Hyoscine butylbromide hoạt động bằng cách chống lại cơ chế cholinergic, làm giảm sự co thắt cơ trơn đường tiêu hóa một cách chọn lọc, gây ra tác dụng giãn cơ và giảm đau bụng trong hội chứng ruột kích thích (IBS).

Thành phần: Hyoscine butylbromide 10mg và tá dược khác.

Liều dùng – Cách dùng:

  • Người lớn: 2 viên x 4 lần/ngày. Để giảm triệu chứng của Hội chứng ruột kích thích, liều khởi đầu được khuyến cáo là 1 viên ba lần mỗi ngày, có thể tăng lên đến 2 viên bốn lần mỗi ngày nếu cần.
  • Trẻ em 6-12 tuổi: 1 viên x 3 lần/ngày.
  • Viên nén Buscopan nên được nuốt cả viên, không nhai bẻ nghiền cùng với một cốc nước.

Lưu ý: Một số tác dụng không mong muốn thường gặp: bí tiểu, khô miệng, đỏ da, táo bón,…

Thuốc Amitriptylin

Amitriptyline là thuốc kháng cholinergic, có tác dụng giảm đau bụng, ức chế nhu động ruột và giảm triệu chứng tiêu chảy đối với IBS.

Thành phần: Amitriptylin 10mg và tá dược khác

Liều ban đầu:

  • 10-25mg mỗi ngày trước khi đi ngủ.
  • Thử điều trị khoảng 3-4 tuần, sau đó có thể tăng liều đến liều tối ưu, tức là liều thấp nhất có hiệu quả tùy thuộc vào đáp ứng lâm sàng.

Lưu ý:

  • Nên bắt đầu sử dụng thuốc Amitriptylin cho bệnh nhân IBS với liều khởi đầu thấp, sau đó điều chỉnh dựa trên dung nạp và đáp ứng.
  • Thuốc có tác dụng chậm, người bệnh cần kiên nhẫn trong 3-4 tuần để có thể thấy được hiệu quả của thuốc.
  • Một số tác dụng không mong muốn thường gặp: Nhức đầu, hoa mắt chóng mặt, run rẩy, táo bón, …

Thuốc Loperamid

Loperamid giảm động ruột, giảm tiết chất ở đường tiêu hóa và tăng cường cơ thắt hậu môn. Nó cũng kéo dài thời gian thức ăn di chuyển qua ruột, giúp hấp thu nước và điện giải, giảm lượng phân và các triệu chứng của tiêu chảy.

Thành phần: Loperamide hydrochloride 2mg và tá dược khác.

Cách dùng:

Người lớn:

  • Tiêu chảy cấp:
    • Ban đầu 4mg, sau đó mỗi lần đi lỏng, uống 2 mg, tối đa 5 ngày.
    • Liều thông thường: 6-8 mg/ngày.
    • Liều tối đa: 16 mg/ngày.
  • Tiêu chảy mạn: Uống 4mg, sau đó mỗi lần đi lỏng, uống 2 mg cho tới khi cầm ia. Liều duy trì: Uống 4-8 mg/ngày chia thành liều nhỏ (2 lần). Tối đa: 16 mg/ngày.

Trẻ em:

  • Loperamid không được khuyến cáo dùng cho trẻ em một cách thường quy trong ỉa chảy cấp.
  • Trẻ em dưới 6 tuổi: Không được khuyến cáo dùng.
  • Trẻ từ 6 – 8 tuổi: Uống 2 mg, 2 lần mỗi ngày.
  • Trẻ từ 8 – 12 tuổi: Uống 2 mg, 3 lần mỗi ngày.

Có thể bạn quan tâm: 13 cách chữa viêm đại tràng tại nhà đơn giản, hiệu quả

Một số lưu ý khi sử dụng thuốc trị hội chứng ruột kích thích

Dưới đây là một số lưu ý quan trọng khi sử dụng thuốc trị hội chứng ruột kích thích:

  • Tuân theo hướng dẫn của bác sĩ hoặc hướng dẫn trên nhãn của sản phẩm.
  • Không sử dụng liều lượng lớn hơn hoặc thường xuyên hơn so với hướng dẫn.
  • Tránh sử dụng thuốc trong thời gian dài mà không có sự giám sát của bác sĩ.
  • Thông báo cho bác sĩ về mọi tình trạng y tế hiện tại và lịch sử y khoa của bạn trước khi bắt đầu sử dụng thuốc.
  • Nếu bạn có các vấn đề về sức khỏe như táo bón kéo dài hoặc huyết áp cao, hãy thảo luận với bác sĩ trước khi sử dụng thuốc.
  • Theo dõi các triệu chứng và báo cáo bất kỳ tác dụng phụ nào cho bác sĩ ngay lập tức.
  • Không sử dụng thuốc nếu bạn có dấu hiệu của viêm đại tràng hoặc bất kỳ vấn đề ruột nào khác mà không được bác sĩ chỉ định.
  • Bảo quản thuốc ở nơi khô ráo, tránh ánh nắng trực tiếp và nhiệt độ cao.

Hội chứng ruột kích thích đặc trưng bởi một nhóm các triệu chứng rối loạn tiêu hóa như táo bón, tiêu chảy và kèm theo đau bụng dai dẳng. Tùy vào triệu chứng và thể trạng của bệnh nhân mà bệnh nhân được tư vấn phác đồ điều trị phù hợp. Ngoài việc sử dụng thuốc theo chỉ định bác sĩ thì bệnh nhân cần kết hợp với các biện pháp không dùng thuốc khác như thay đổi chế độ ăn, tăng cường vận động và bổ sung lợi khuẩn để kiểm soát tình trạng bệnh.

Bài viết tham khảo:

Các lời bình
URL Trackback:

Chưa có lời bình nào. Hãy là người đầu tiên.