Blog

« Quay lại

Trào ngược dạ dày ban đêm: Nguyên nhân, biểu hiện và cách chữa

Với những người bị trào ngược dạ dày, giấc ngủ ban đêm trở thành một nỗi ám ảnh với việc cảm nhận vị chua, đắng trong miệng hoặc các triệu chứng như ho, khó thở... Vậy làm thế nào để cải thiện trào ngược dạ dày ban đêm? Hãy đọc ngay bài viết dưới đây để tìm hiểu.

Nguyên nhân trào ngược dạ dày ban đêm

Trào ngược dạ dày vào ban đêm có thể do những nguyên nhân dưới đây gây ra:

  • Do dư thừa axit trong dịch vị dạ dày: Ngay cả khi ngủ, dạ dày vẫn hoạt động và co bóp nên sẽ sinh ra nhiều acid dẫn đến hiện tượng trào ngược dạ dày.
  • Do tư thế nằm ngủ: Khi bạn nằm ngủ thì dạ dày nằm ngang bằng với thực quản. Điều này tạo điều kiện cho acid dư thừa và thức ăn trong dạ dày dễ dang trào ngược lên thực quản.
  • Căng thẳng kéo dài: Căng thẳng kéo dài và những cảm xúc tiêu cực như bực bội, tức giận, dồn nén thường lên cao trào vào lúc trước khi đi ngủ… cũng làm kích thích dạ dày tăng tiết acid bất thường gây ra tình trạng trào ngược về đêm.
  • Do thói quen ăn khuya: Ăn quá nhiều trước khi đi ngủ khiến dạ dày phải liên tục tiết dịch và co bóp, từ đó dễ gây trào ngược dạ dày thực quản.
  • Tiết ít nước bọt khi ngủ: Khi ngủ, cơ thể chúng ta sẽ tiết ít lượng Bicarbonat HCO3- thường để trung hòa acid dịch vị acid từ dạ dày trào ngược lên.

Triệu chứng trào ngược dạ dày ban đêm

Tình trạng reflux dạ dày ban đêm thường đi kèm với nhiều triệu chứng không thoải mái, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến giấc ngủ của bệnh nhân:

  • Khó thở, có thể kèm theo cảm giác khò khè khi hít thở.
  • Đau tức và cảm giác nóng rát ở vùng thượng vị.
  • Tình trạng ho kéo dài.
  • Buồn nôn hoặc cảm giác muốn nôn mửa.
  • Nóng rát ở vùng cổ họng.

Tất cả những biểu hiện này khiến cho bệnh nhân gặp khó khăn trong việc ngủ, có thể gây mất ngủ hoặc giấc ngủ không sâu, thường xuyên bị giật mình giữa đêm. Nếu kéo dài sẽ kéo theo giảm chất lượng giấc ngủ và có thể gây ra tình trạng giảm cân và suy nhược, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.

Tìm hiểu thêm: Trào ngược dạ dày là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách chữa

Trào ngược dạ dày ban đêm có nguy hiểm không?

Các báo cáo đã chỉ ra rằng trào ngược dạ dày vào ban đêm có thể tăng nguy cơ mắc ung thư thực quản lên đến 30% so với trường hợp trào ngược vào ban ngày. Điều này được cho là do trào ngược vào ban đêm thường khó kiểm soát hơn nhiều so với ban ngày.

  • Trào ngược dạ dày vào ban đêm có thể gây ra các vấn đề như khó thở và ho dai dẳng. Khi acid trong dạ dày trào ngược lên, nó có thể kích thích co thắt dây thanh quản và gây ra cảm giác khó thở và ho.
  • Một rủi ro nghiêm trọng hơn của trào ngược vào ban đêm là khả năng gây ngưng thở. Co thắt dây thanh quản có thể làm tắc nghẽn đường thở, khiến cho người bệnh gặp khó khăn trong việc hít thở, thậm chí có thể gây ngưng thở trong khi ngủ.
  • Các vấn đề như mất ngủ do trào ngược vào ban đêm có thể dẫn đến mệt mỏi, suy nhược, và mất cân nặng nghiêm trọng.
  • Nếu không được điều trị hiệu quả, trào ngược dạ dày vào ban đêm có thể gây ra các biến chứng như hẹp thực quản và bệnh barrett thực quản.

Cách điều trị trào ngược dạ dày ban đêm

Điều trị bằng thuốc

Để điều trị trào ngược axit dạ dày vào ban đêm, bác sĩ có thể chỉ định cho bạn một số thuốc trị trào ngược dạ dày sau đây:

  • Thuốc kháng histamin H2: Là nhóm thuốc giúp giảm tiết axit dạ dày, gồm cimetidin, famotidin, ranitidin,… Đây là nhóm thuốc thường dùng để trị đau dạ dày, viêm loét dạ dày và trào ngược axit dạ dày.
  • Thuốc kháng axit: Giúp làm trung hòa pH dịch vị. Các thuốc kháng axit thường chứa thành phần nhôm, magie,… được dùng sau bữa ăn từ 1 – 3 giờ hoặc trước khi ngủ.
  • Thuốc ức chế bơm proton (PPIs): Là nhóm thuốc điều trị các bệnh về dạ dày phổ biến nhất hiện nay, với các loại thuốc như omeprazol, lansoprazol,… Thuốc có tác dụng giảm tiết axit dạ dày nhờ vào cơ chế ức chế thụ thể tạo ra axit trong dạ dày.

Các nhóm thuốc điều trị trào ngược dạ dày vào ban đêm đều tiềm ẩn nguy cơ tác dụng phụ nhất định. Vì vậy, người bệnh cần tuần thủ dùng thuốc theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ và thông báo ngay với bác sĩ khi có những triệu chứng bất thường.

Đọc thêm: Thuốc trị trào ngược dạ dày của Nhật bán chạy nhất thị trường

Điều trị không dùng thuốc

Để điều trị trào ngược dạ dày vào ban đêm mà không sử dụng thuốc, có một số biện pháp và thay đổi lối sống có thể áp dụng:

  • Thay đổi chế độ ăn uống: Hạn chế thức ăn và đồ uống gây kích thích dạ dày như thức ăn nhiều chất béo, đồ chua, đồ cay, cà phê, rượu và chocolate. Hãy tăng cường ăn những bữa nhỏ trong ngày thay vì ăn nhiều vào buổi tối và trước khi đi ngủ.
  • Thay đổi thói quen ngủ: Nâng đầu giường của bạn một chút để giảm áp lực lên dạ dày và giảm nguy cơ trào ngược acid. Điều này có thể giúp dạ dày duy trì ở vị trí thấp hơn so với dạ dày.
  • Kiểm soát cân nặng: Đối với những người thừa cân hoặc béo phì, giảm cân có thể giúp giảm bớt áp lực lên dạ dày và giảm nguy cơ trào ngược dạ dày.
  • Thay đổi lối sống: Tránh hút thuốc lá và tránh stress. Cả hai đều có thể gây ra hoặc làm tăng nguy cơ trào ngược dạ dày.
  • Kiểm soát stress: Cố gắng thực hiện các phương pháp giảm stress như yoga, thiền, hoặc tập thể dục để giảm bớt nguy cơ trào ngược dạ dày.
  • Thực hiện vận động: Tăng cường hoạt động thể chất có thể giúp cải thiện quá trình tiêu hóa và giảm nguy cơ trào ngược dạ dày.

Thay đổi lối sống có thể mất thời gian và kiên nhẫn để thấy được hiệu quả. Nếu các biện pháp trên không giúp, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để được tư vấn và điều trị thích hợp.

Bài viết tham khảo:

Các lời bình
URL Trackback:

Chưa có lời bình nào. Hãy là người đầu tiên.