Blog

« Quay lại

Cách phát hiện bệnh giang mai các giai đoạn

Tàn phế, suy tim, vỡ động mạch chủ, vô sinh – hiếm muộn, tử vong,…là những biến chứng nguy hiểm nếu giang mai không được điều trị kịp thời. Muốn điều trị giang mai sớm, đúng phương pháp thì phải phát hiện được bệnh sớm. Vậy cách phát hiện bệnh giang mai là gì? Hãy cùng Health Today tìm hiểu qua bài viết sau đây.

Cách phát hiện bệnh giang mai

Giang mai là một căn bệnh có thời gian phát triển và diễn biến phức tạp nhất trong tất cả những căn bệnh xã hội phổ biến hiện nay. Bệnh có thể kéo dài trong vài năm thậm chí là cả đời với những triệu chứng và biến chứng khác nhau. Cách phát hiện bệnh giang mai hiệu quả và chính xác nhất là dựa vào những dấu hiệu, biểu hiện của bệnh qua từng thời kỳ cụ thể.

Giai đoạn 1 – “Săng” giang mai

Đây là giai đoạn đầu tiên của bệnh. Một khi xoắn khuẩn giang mai xâm nhập vào cơ thể từ 3 -90 ngày, nó sẽ làm xuất hiện những vết loét nông, không viêm, không ngứa, đau, mưng mủ hay đóng vảy. Và chúng được gọi là “săng” giang mai. 

Những vết “săng” này thường xuất hiện ở bộ phận sinh dục, miệng, tay, hậu môn hoặc bất kỳ vị trí nào có tiếp xúc với mềm bệnh. Dù chữa hay không chữa thì chúng cũng sẽ biết mất sau 1 -3 tháng tồn tại trên bề mặt da.

Giai đoạn 2 – “Đào ban” giang mai

Cách phát hiện bệnh giang mai ở giai đoạn này là dựa vào những nốt mụn màu đỏ hoặc hồng trắng xuất hiện trên khắp cơ thể người bệnh. Những nốt mụn này xuất hiện dày đặc ở lưng, bụng, 2 bên mạn sười và tứ chi,…giống như bị phát ban hoặc dị ứng vậy.

Ở những người bị bệnh tiểu đường, béo phì, nghiện chất kich thích,…có thể phát hiện bệnh giang mai dựa vào những vết loét sâu, đóng vày, chảy mủ hôi thối và để lại sẹo khi chúng biến mất từ 3 -6 tháng tồn tại trên bề mặt niêm mạc da.

Giai đoạn 3 – Giang mai “ẩn”

Cách duy nhất để phát hiện bệnh giang mai ở giai đoạn này là xét nghiệm huyết thanh. Bởi ở giai đoạn này, bệnh không hề bộ lộ bất kỳ triệu chứng hay biểu hiện gì. Nhưng khả năng lây truyền bệnh ở giai đoạn này so với những giai đoạn khác thì không hề thua kém. Tức là, người bệnh vẫn có thể lây truyền bệnh cho người khác nếu quan hệ tình dục không an toàn, cho máu, mang thai hoặc tiếp xúc thân mật, dùng chung đồ cá nhân…

Giai đoạn 4 – Giang mai cuối

Ở giai đoạn này bệnh đã ăn sâu và phá hủy lục phủ ngũ tạng, hệ tim mạch, hệ thần kinh trung ương của người bệnh. Và hầu như không thể cứu chữa khi bệnh đã phát triển đến gia đoạn này.

Bại liệt, thần kinh, xuất huyết dưới da, chảy máu chân răng, suy tim, rối loạn tiêu hóa, đao đần, rối loạn khớp xương,…là những biểu hiện và cũng là biến chứng của bệnh giang mai ở giai đoạn này.

Bệnh giang mai phát hiện và điều trị dễ nhất ở giai đoạn đầu tiên. Do đó, nếu sau khi quan hệ tình dục không an toàn với người mà bạn nghi là “mầm bệnh” giang mai thì hãy theo dõi những dấu hiệu, triệu chứng của bệnh giang mai ở giai đoạn “săng” giang mai. Nếu thấy bộ phận sinh dục hoặc bất kỳ vị trí nào có tiếp xúc với mầm bệnh xuất hiện những nốt “săng” thì hãy đến gặp bác sĩ càng sớm càng tốt. Trên thực tế, có nhiều bệnh nhân vì ngại, xấu hổ, sợ miệng lưỡi thế gian mà dấu bệnh hoặc âm thầm tự điều trị bệnh. Hậu quả là bệnh biến chứng nhanh hơn, nguy hiểm hơn, không chỉ ảnh hưởng đến bản thân mà còn gây nguy hiểm cho xã hội, người thân, giống nòi….

Trên đây là những chia sẻ cơ bản của Health Today chúng tôi về cách phát hiện bệnh giang mai qua 4 giai đoạn phát triển của bệnh. Hy vọng những chia sẻ này sẽ giúp các bạn biết, hiểu, phát hiện và điều trị bệnh sớm.

Các lời bình
URL Trackback: