Blog

« Quay lại

Chi phí khám phụ khoa hết bao nhiêu tiền? Bảng giá năm 2024

Trả lời: Năm 2024 chi phí khám phụ khoa sẽ từ 288.000 - 320.000 VNĐ được kiểm tra khí hư, soi âm đạo, xét nghiệm máu, xét nghiệm nước tiểu, kiểm tra phát hiện thai sớm, khám bệnh xã hội là lậu, giang mai... và tùy vào từng phòng khám phụ khoa sẽ có bảng giá khác nhau.

Tại các bệnh viện công khám với thẻ bảo hiểm y tế thì chi phí khám phụ khoa từ 300.000 - 500.000 VNĐ. Nhưng khi không có bảo hiểm y tế thì chi phí khám phụ khoa sẽ từ 500.000 - 800.000 VNĐ.

Hiện nay số lượng chị em bị bệnh phụ khoa không hề có dấu hiệu thuyên giảm, thậm chí một số chị em có thể bị mắc bệnh phụ khoa vài lần trong một khoảng thời gian. Tùy thuộc vào thể trạng của mỗi người mà sẽ có những trường hợp bệnh ở mức độ nhẹ hay nặng và có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của nữ giới. Vì vậy, để giữ cho cơ thể luôn khỏe mạnh, thể trạng tốt, hạn chế nguy cơ bị mắc bệnh, bác sĩ khuyến cáo chị em nên đi khám phụ khoa tổng quát định kỳ hàng năm.

  1. Chi phí khám phụ khoa tổng quát
  2. Chi phí khám phụ khoa bao nhiêu tiền?
  3. Chi phí khám bệnh xã hội
  4. Chi phí khám bệnh trĩ

Chi phí khám phụ khoa hết bao nhiêu tiền? Bàng giá năm 2024

Chi phí khám phụ khoa tổng quát

Khám phụ khoa tổng quát rất quan trọng đối với nữ giới. Việc thực hiện khám sẽ giúp bảo vệ cơ quan sinh dục tốt và kịp thời phát hiện những bệnh lý nguy hiểm để chữa trị. Không chỉ vậy việc khám phụ khoa tổng quát còn giúp nữ giới biết cách chăm sóc, hạn chế các bệnh lý nguy hiểm và bảo vệ vùng kín đúng cách.

Bảng giá chi phí khám phụ khoa tổng quát ở Hà Nội năm 2024:

Chi phí khám phụ khoa ⭐Từ 288.000 - 320.000 VNĐ
Chi phí khám thai sớm ⭐Từ 260.000 - 350.000 VNĐ
Chi phí khám bệnh xã hội ⭐Từ 260.000 - 350.000 VNĐ
Chi phí khám bệnh trĩ ⭐Từ 260.000 - 350.000 VNĐ
Tư vấn bệnh phụ khoa ⭐Miễn phí
Ưu đãi tiểu phẫu ⭐Giảm 30%

Khám phụ khoa sẽ khám những gì

Khám phụ khoa tổng quát là việc thực hiện các xét nghiệm, siêu âm cơ bản, khám bên trong và bên ngoài cơ quan sinh dục nữ giới. Để kiểm tra và phát hiện ra những hiện tượng bất thường liên quan đến các bệnh phụ khoa không.

Thông thường khám phụ khoa bạn sẽ được kiểm tra tầm soát âm hộ, âm đạo, cổ tử cung và vòi trứng. Tiếp đó sau khi khám bên trong và ngoài âm đạo bác sĩ thực hiện các xét nghiệm như xét nghiệm máu, xét nghiệm dịch âm đạo, xét nghiệm nước tiểu, xét nghiệm tế bào gốc ở tử cung. Khi có kết quả xét nghiệm bác sĩ sẽ kết luận bệnh lý mà bạn mắc phải rồi đưa ra giải pháp điều trị hữu ích.

Khi nào nên đi khám phụ khoa?

Để có một cơ thể khỏe mạnh, dù đã quan hệ tình dục hay chưa thì chị em nên thực hiện việc khám phụ khoa để bảo vệ sức khỏe. Dưới đây là những điều cần thiết nên đi khám phụ khoa cho chị em phụ nữ:

Khám phụ khoa định kỳ: Chị em nên chủ động đi khám phụ khoa định kỳ thời gian từ 3-6 tháng/lần để có thể lên kế hoạch khám phù hợp. Khám sớm giúp chị em nắm bắt được tình trạng sức khỏe của bản thân, từ đó ngăn ngừa bệnh kịp thời và tránh khỏi những biến chứng nguy hiểm.

Nhiều bệnh phụ khoa hoàn toàn không thể nhận biết bằng mắt thường được mà bắt buộc thông các siêu âm, xét nghiệm. Nhưng nếu chị em xuất hiện những dấu hiệu sau cần đi khám phụ khoa sớm:

  • Đau khi quan hệ tình dục: Trong quá trình tham gia hoạt động tình dục bạn cảm thấy đau rát khó chịu khi đó sẽ làm giảm thiểu tình trạng ham muốn, bị stress hàng ngày. Nguyên nhân gây ra có thể là khô âm đạo, u xơ tử cung và nhiễm trùng.
  • Kinh nguyệt bất thường: Bạn cần quan sát chu kỳ kinh nguyệt của mình để xem lượng kinh nguyệt có đều không, bị ra nhiều hay ít hơn so với bình thường. Đây cũng có thể là dấu hiệu của nhiễm trùng, u xơ cổ tử cung hay một số vấn đề về tuyến giáp. Nếu bị mất kinh có thể là biểu hiện của hội chứng đa nang buồng trứng, hormone mất cân bằng. Bạn nên đi khám nếu thường xuyên cảm thấy chóng mặt, mệt mỏi vì đây cũng có thể là dấu hiệu phụ khoa đáng lo.
  •  Ra máu dù không hành kinh: Nếu bị ra máu trong một thời gian dài gây tình trạng đau đớn, máu ra nhiều bạn cần đi khám phụ khoa ngay nhé vì đây có thể là dấu hiệu bạn bị tổn thương âm đạo, sẩy thai hay ung thư cổ tử cung rất nguy hiểm.
  • Khí hư bất thường: Việc âm đạo sạch và khỏe khi vùng kín tiết ra những khí hư. Nhưng cũng có những khí hư bất thường như màu vàng, xanh hoặc xám đi kèm với mùi hôi tanh gây cảm giác đau rát cũng là biểu hiện của bệnh viêm phụ khoa.
  • Đi vệ sinh khó khăn: Bạn có thể bị tiểu buốt, tiểu rắt hay đau hậu môn ảnh hưởng vấn đề về vùng chậu, khi gặp những dấu hiệu này bạn nên đến bác sĩ để được tư vấn khám.
  • Đau vùng bụng và vùng chậu: Đau vùng chậu là dấu hiệu nhiễm trùng, thai ngoài tử cung hay u nang buồng trứng. Cảm giác đau bụng, đầy hơi có thể là bệnh u xơ tử cung, u xơ không phải ung thư. Những vấn đề này có thể ảnh hưởng đến chức năng sinh sản bạn nên cân nhắc đi khám sớm nhé.

Khám phụ khoa trước khi kết hôn: Đây là vấn đề là vô cùng cần thiết và quan trọng vì việc khám phụ khoa đảm bảo tình trạng sức khỏe của mình không bị mắc phải các bệnh nguy hiểm. Qua đó giúp chị em an tâm, tin tưởng tiến đến cuộc sống hôn nhân an toàn, hạnh phúc phòng chống được những bệnh lý lây nhiễm.

Khám khi bạn có ý định mang thai: Việc khám phụ khoa trước khi mang thai giúp chị em có thể sàng lọc và phát hiện các bệnh lý làm ảnh hưởng đến mẹ và bé. Nếu mắc phải bệnh phụ khoa bạn nên điều trị ngay trước khi mang thai để đảm bảo được an toàn cho sức khỏe của cả mẹ và bé.

Khám phụ khoa khi có dấu hiệu bệnh tái phát trở lại: Việc chữa trị bệnh ở các cơ sở y tế kém chất lượng không đảm bảo uy tín và an toàn, người bệnh có thể tái phát lại bệnh. Vì thế, chị em khi phát hiện cơ thể có những dấu hiệu bất thường sau điều trị hãy đến ngay cơ sở y tế uy tín, có trách nhiệm, đảm bảo sức khỏe để điều trị lại.

Quy trình khám phụ khoa ở Hà Nội

Bước 1: Khám lâm sàng

Khi bắt đầu khám để nhận biết dễ dàng được bệnh, bác sĩ sẽ hỏi chị em một số thông tin nhạy cảm, vì thông tin nhận biết bệnh này rất quan trọng để đưa ra được phương pháp khám, nên chị em cần lưu ý:

  • Thông tin cơ bản về bệnh nhân?
  • Đã từng quan hệ tình dục hay chưa để bác sĩ chọn lựa thủ thuật không gây ảnh hưởng đến màng trinh?
  • Kinh nguyệt hàng tháng như thế nào, có đều không
  • Có thấy cơ thể bất thường chỗ nào không?
  • Từng có tiền sử bệnh ra sao?
  • Có đang điều trị bệnh bằng thuốc nào không?
  • Đã từng điều trị bệnh ở đâu chưa?

Để bác sĩ nhận biết và điều trị đúng bệnh, bạn nên cung cấp thông tin chính xác đừng e ngại về bệnh của mình.

Bước 2: Khám ngoài bộ phận sinh dục

Khi hỏi qua về những thông tin cơ bản, bác sĩ sẽ tiến hành khám bên ngoài bộ phận sinh dục bằng mắt thường để xem vùng kín có xuất hiện sưng, nổi mụn, sùi, khí hư viêm nhiễm,.. Đồng thời bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra vùng bụng, vùng ngực xem có những khối u bất thường hay không.

Bước 3: Khám bên trong bộ phận sinh dục

Bước này bác sĩ sẽ tiến hành đưa mỏ vịt mở rộng âm đạo để kiểm tra bên trong âm đạo, đồng lấy lấy dịch mẫu ở âm đạo để làm các xét nghiệm sàng lọc nếu nghi ngờ mắc bệnh phụ khoa. Sau đó bác sĩ sẽ tiến hành siêu âm vùng bụng đối với những người chưa quan hệ tình dục, siêu âm đầu dò đối với những người đã có gia đình để kiểm tra những bất thường.

Bước 4: Thực hiện xét nghiệm

Khi nghi ngờ nữ giới đã mắc bệnh phụ khoa, tùy chọn tình trạng bệnh của mỗi người bác sĩ sẽ thực hiện một số xét nghiệm như xét nghiệm nước tiểu, xét nghiệm máu, nội soi cổ tử cung, xét nghiệm dịch tử cung,…để xác định rõ tình trạng bệnh đang ở giai đoạn nào.

Bước 5: Tư vấn và điều trị

Sau khi làm xong các xét nghiệm, có kết quả xét nghiệm tổng quát các bác sĩ sẽ giải thích cho bạn đang bị mắc bệnh gì, nguyên nhân mắc bệnh vì sao, bệnh đang trong giai đoạn nào,… sau đó tư vấn phương pháp chữa bệnh nếu bệnh nhân muốn điều trị bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ chi tiết phù hợp với tình trạng bệnh của bạn để khắc phục bệnh nhanh chóng.

Chi phí khám phụ khoa hết bao nhiêu tiền? Bàng giá năm 2024

Chi phí khám phụ khoa bao nhiêu tiền?

Bệnh phụ khoa thường rất phổ biến, nhu cầu khám bệnh phụ khoa ngày một tăng lên. Chị em băn khoăn không biết chi phí khám phụ khoa hết bao nhiêu tiền, vì còn phụ thuộc vào nhu cầu khám bệnh của từng địa chỉ, cơ sở y tế do đó sẽ có mức giá khám chữa trị khác nhau.

Khám phụ khoa thực tế không có một mức giá cụ thể vì việc khám chữa trị còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như trình độ bác sĩ, địa chỉ y tế, nhu cầu khám bệnh và điều trị của mỗi bệnh nhân,…Hầu như mức chi phí khám phụ khoa thường không quá cao, do đó chị em nên an tâm không quá lo lắng về vấn đề này

Dưới đây là những yếu tố quyết định đến mức chi phí khám phụ khoa hết bao nhiêu tiền:

Chi phí khám phụ khoa lâm sàng

Khám phụ khoa có nhiều hạng mục, mỗi hạng mục lại có mức chi phí riêng dựa vào những biểu hiện, triệu chứng mà chị em cũng cấp cho bác sĩ, thường mỗi chị em sẽ chị cần khám một hạng mục nên chi phí sẽ không cao nhé. Các hoạt động chi phí khám lâm sàng như kiểm tra sức khỏe tổng quát, chi phí khám cơ quan sinh dục bên trong và ngoài cho chị em.

Chi phí khám phụ khoa tùy các xét nghiệm

Trong quá trình khám, bác sĩ sẽ chỉ định một số người bệnh làm xét nghiệm, chi phí này phụ thuộc vào từng cá nhân được xét nghiệm những gì, như: xét nghiệm nước tiểu, xét nghiệm máu, kiểm tra khí hư, soi âm đạo,… Vì vậy chị em nên đi khám để được tư vấn cụ thể từ bác sĩ.

Chi phí khám phụ khoa tùy địa chỉ khám

Tại mỗi địa chỉ khám phụ khoa sẽ có trang thiết bị, dịch vụ y tế, các bác sĩ có trình độ chuyên môn khác nhau nên sẽ có bảng giá khám khác nhau. Tùy vào nhu cầu của từng người mà tổng chi phí khám phụ khoa sẽ khác nhau khi lựa chọn địa chỉ khám khác nhau.

Để có thể tiết kiệm hơn phòng khám Thái Hà đang áp dụng chi phí khám phụ khoa tổng quát chỉ với 320.000 VNĐ với nhiều ưu đãi cho người phụ nữ là: Kiểm tra khí hư, soi âm đạo, xét nghiệm nước tiểu, xét nghiệm máu, kiểm tra giang mai, kiểm tra vi khuẩn lậu, sàng lọc HIV, kiểm tra vi khuẩn - nấm, kiểm tra phát hiện thai sớm.

Hoặc chị em có thể chọn chi phí khám phụ khoa định kỳ 288.000 Đ với 4 hạng mục là:

  1. Tư vấn khám lâm sàng phụ khoa
  2. Xét nghiệm dịch âm đạo
  3. Xét nghiệm Chlamydia
  4. Phân tích nước tiểu

Và có thể chọn chi phí khám cổ tử cung, vú chỉ 368.000 Đ với 7 hạng mục khám là:

  1. Tư vấn khám lâm sàng vú
  2. Tư vấn khám lâm sàng phụ khoa
  3. Siêu âm vú
  4. Soi cổ tử cung
  5. Nhuộm soi dịch âm đạo kiểm tra nấm
  6. Nhuộm soi dịch âm đạo kiểm tra Trichomonas
  7. Nhuộm soi dịch âm đạo kiểm tra vi khuẩn, tạp khuẩn

Các thông tin từ pras.ambiente.gob.ec:

Chi phí khám phụ khoa hết bao nhiêu tiền? Bàng giá năm 2024

Chi phí khám bệnh xã hội

Bệnh xã hội là những bệnh có khả năng lây nhiễm cao cho người xung quanh, lây lan một cách nhanh chóng, là những bệnh có mức độ nguy hiểm cao có thể khiến người bệnh tử vong.

Khám bệnh xã hội là cách bác sĩ kiểm tra tổng quát sức khỏe và làm những xét nghiệm chuyên sâu để xác định xem bạn có mắc bệnh lý gì hay không.

Để quá trình khám được chính xác bạn nên tìm cơ sở y tế có trình độ chuyên môn và sử dụng công nghệ hiện đại. Quy trình khám bệnh xã hội thực hiện theo những bước sau:

Bước 1: Khám lâm sàng

  • Bác sĩ sẽ hỏi một số thông tin cá nhân và những triệu chứng bệnh lý nếu có
  • Triệu trứng có từ bao lâu, có bị lan ra không, diễn biến như thế nào
  • Đời sống tình dục có an toàn hay không
  • Đã từng khám và điều trị bệnh bằng phương pháp nào chưa

Sau đó bác sĩ sẽ kiểm tra bộ phận sinh dục xem có những dấu hiệu bất thường như mụn, viêm loét, sưng, đỏ,… và kiểm tra ổ bụng xuất hiện u nhú hay không.

Bước 2: Thực hiện các xét nghiệm

Qua quá trình khám bác sĩ sẽ chỉ định bệnh nhân làm xét nghiệm. Thông qua quá trình xét nghiệm bệnh nhân có thể biết mình đang bị mắc bệnh xã hội hay không và bác sĩ đưa ra những kết luận cuối cùng về bệnh.

Bước 3: Kết luận và tư vấn điều trị

Khi có kết quả xét nghiệm bác sĩ sẽ đánh giá, phân tích bệnh để đưa ra nguyên nhân và kết luận cuối cùng. Tiếp đến bác sĩ sẽ tư vấn cho người bệnh phương pháp điều trị và xây dựng một phác đồ điều trị hiệu quả phù hợp với từng giai đoạn bệnh mà bệnh nhân đang mắc phải.

Bước 4: Tiến hành điều trị

Tùy vào mỗi giai đoạn tiến triển bệnh nặng hay nhẹ mà bác sĩ sẽ chỉ định điều trị bằng phương pháp và phác đồ riêng. Dưới sự hỗ trợ của máy móc, trang thiết bị hiện đại, công nghệ tiên tiến người bệnh có thể an tâm.

Bước 5: Theo dõi và chăm sóc sức khỏe

Quá trình điều trị kết thúc, bệnh nhân sẽ được nằm nghỉ ngơi và được chăm sóc, theo dõi tình trạng sức khỏe có tiến triển tốt hay không. Nếu quá trình theo dõi sau điều trị không có vấn đề gì bác sĩ sẽ dặn dò người bệnh cách sử dụng thuốc cũng như chế độ sinh hoạt lành mạnh sau đó được trở về nhà.

Bước 6: Tái khám và kiểm tra lại sau điều trị

Kết thúc quá trình khám chữa bệnh, bác sĩ sẽ hẹn lại thời gian tái khám để theo dõi đánh giá kết quả điều trị bệnh xã hội tiến triển nhanh hay chậm có tái phát lại hay không cũng như hoàn tất phác đồ điều trị

Các bệnh xã hội thường gặp

Trên thế giới hiện nay có thể thống kê được trên 20 bệnh xã hội khác nhau, những bệnh xã hội ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống gây phiền toái cho người bệnh có nguy cơ tử vong, phải kể đến 4 loại bệnh xã hội nguy hiểm dưới đây.

Bệnh giang mai

Do xoắn khuẩn Treponema pallidum gây nên, bệnh này thường lây nhiễm qua đường tình dục, từ mẹ sang con, hay sử dụng chung các đồ vật với người bị nhiễm bệnh.

Triệu chứng nhận biết: ban đầu sẽ xuất hiện một vết loét gọi là săng có hình bầu dục hoặc tròn, màu hồng nhạt. Vết loét này không làm người bệnh bị ngứa, chạy mủ hay gây đau rát. Sau khoảng 4-8 tuần bệnh nhân sẽ nhận thấy những vết phát ban mọc ở lưng, bụng, sườn, ngực, các khóe bàn tay, bàn chân hoặc môi, khoang miệng kèm theo triệu chứng đau rát họng, đau đầu, mệt mỏi,…

Bệnh giang mai được coi là bệnh nguy hiểm chỉ sau HIV, khi bệnh xâm nhập vào cơ thể, người bệnh chủ quan không chú ý đi chữa trị kịp thời bệnh sẽ xâm nhập nhanh chóng vào cơ quan phủ tạng gây ra các bệnh thần kinh, hay tim mạch, phá hủy xương khớp… có thể bị tử vong cao nếu không phát hiện chữa trị.

Bệnh lậu

Là bệnh do vi khuẩn Neisseria gonorrhoeae gây nên, nguyên nhân dẫn đến bệnh lậu có thể do quan hệ tình dục không an toàn, tiếp xúc trực tiếp với vết thương hở của người nhiễm bệnh hay lây từ mẹ sang con. Bệnh sẽ xuất hiện những triệu chứng đầu tiên sau 3 đến 5 ngày.

Dấu hiệu nhận biết: Bệnh sùi mào gà thường xuất hiện ở bộ phận sinh dục ngoài ra có thể xuất hiện ở khoang miệng và hậu môn. Khi bị bệnh, người bệnh sẽ bị tiểu buốt, tiểu đau, tiểu rắt, tiểu ra mủ có màu vàng xanh hoặc trắng đục, có mùi hôi vào buổi sáng sớm hoặc sau khi đi tiểu. Bệnh này gây ngứa ngáy, sưng tấy, đau rát cho bộ phận sinh dục đặc biệt là đau khi quan hệ tình dục, khi xuất tinh ở nam,… bệnh lậu thường có nguy cơ bị mắc HIV/AIDS cao hơn người bình thường.

Nguy hiểm: bệnh lậu có hình thức lây lan nhanh chóng nếu không được phát hiện và chữa trị kịp thời người bệnh có thể bị vô sinh, đặc biệt dẫn đến viêm màng não, nhiễm khuẩn huyết dẫn tới tử vong.

Bệnh sùi mào gà

Bệnh do vi rút Human papilloma (HPV). Thời gian ủ bệnh thường từ 2-9 tháng, cũng giống như 2 bệnh xã hội trên bệnh này lây lan trực tiếp khi tiếp xúc với người bệnh như quan hệ tình dục, lây từ mẹ sang con hay thông qua đồ dùng với người mắc bệnh khi tiếp xúc với vết thương hở.

Dấu hiệu: khi mắc bệnh sùi mào gà bệnh nhân sẽ xuất hiện các nốt sùi mào gà ở bộ phận sinh dục và các bộ phận khác như: mắt, tay, chân, miệng, hậu môn,…

Nếu không điều trị nhanh chóng mụn phát triển to chảy dịch hôi, khó chịu bệnh sẽ để lại các tác hại nghiêm trọng dẫn đến dễ mắc bệnh có nguy cơ ung thư dương vật, ung thư cổ tử cung, ung thư vòm họng, ung thư hậu môn,… đe dọa đến tính mạng của con người.

Bệnh mụn rộp sinh dục

Do virus Herpes simplex (HSV) gây ra, thời gian ủ bệnh thường trong 2-6 ngày bắt đầu xuất hiện dấu hiệu bệnh.

Triệu chứng: Xuất hiện những nốt bọng nước li ti, mụn nước như hạt cát, hạt tấm mọc rải rác khắp cơ thể. Sau thời gian dài không đi khám chữa trị bệnh sẽ phát triển nhanh chóng từ những mụn nước nhỏ thành những chùm mây. Khi mụn nước vỡ ra hình thành những vết loét có dịch chảy ra mùi hôi hoặc chảy máu gây sưng tấy, ngứa ngáy đau rát ở bộ phận sinh dục.

Bệnh này gây viêm đường tiết niệu, gây viêm nhiễm nam khoa, phụ khoa,… có thể gây biến chứng vô sinh - hiếm muộn nếu bệnh nhân không chữa trị kịp thời.

Tham khảo:

Chi phí khám phụ khoa hết bao nhiêu tiền? Bàng giá năm 2024

Chi phí khám bệnh trĩ

Khám bệnh trĩ là phương pháp kiểm tra chẩn đoán chính xác bệnh nhân đang mắc phải bệnh hay không thông qua quá trình khám lâm sàng và nội soi. Bác sĩ tiến hành thực hiện khám ngay sau khi nghi ngờ người bệnh có dấu hiệu mắc bệnh trĩ.

Bệnh nhân nên đi khám bệnh trĩ nếu xuất hiện những triệu chứng : chảy máu khi đi đại tiện, khu vực hậu môn luôn có cảm giác ẩm ướt, ngứa ngáy, đau rát,…Bệnh nhân nên lựa chọn những phòng khám uy tín để khám khi có các triệu chứng, dấu hiệu nhận thấy bệnh trĩ, để bệnh lâu ngày kéo dài dẫn tới bệnh nặng hơn rất khó chữa và chữa sẽ mất nhiều thời gian.

Trong quá trình nghi ngờ bản thân bị bệnh trĩ, người bệnh nên đến ngay phòng khám. Vậy khám bệnh trĩ như thế nào để biết thêm về quy trình khám bệnh, cùng tìm hiểu những bước dưới đây:

Bước 1: Khám sơ bộ

Bệnh nhân khi đến phòng khám các bác sĩ sẽ tiến hành hỏi một số thông tin cơ bản

  • Gia đình có ai từng mắc bệnh trĩ không?
  • Nghề nghiệp công việc hiện tại đang làm gì?
  • Từ trước đến nay có hay sử dụng thuốc hay thực phẩm chức năng không?
  • Thói quen sinh hoạt hằng ngày ra sao, ăn uống thế nào có hay ăn đồ cay nóng nhiều dầu mỡ hay không?
  • Có uống nhiều nước, sử dụng những đồ uống như rượu bia đồ có ga hoặc sử dụng chất kích thích không?
  • Có thường xuyên vận động tập thể dục không?
  • Thời gian đi tiểu tiện như thế nào, diễn ra trong bao lâu 1 lần.
  • Có thấy xuất hiện những biểu hiện dấu hiệu của bệnh trĩ hay không?
  • Đã từng khám bệnh trĩ ở phòng khám nào chưa? Từng sử dụng những loại thuốc chữa bệnh trĩ nào và điều trị trong thời gian bao lâu?

Đây là những câu hỏi bác sĩ sẽ hỏi khi người bệnh khi đến khám, nhưng bạn không nên ngần ngại hãy trả lời câu hỏi một cách chính xác và miêu tả rõ nét nhất về bệnh để có phương pháp điều trị phù hợp.

Bước 2: Khám bên ngoài hậu môn

Khi hiểu những thông tin cơ bản về người bệnh, bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra khu vực bên ngoài hậu môn. Bước này bác sĩ sẽ biết chính xác về dấu hiệu có liên quan đến bệnh trĩ mà bạn đang gặp phải ở hậu môn như:

  • Hậu môn có búi trĩ sa xuống hay không
  • Các vết nứt xuất hiện ở hậu môn
  • Vùng da hậu môn bị kích ứng
  • Nhiều chất nhầy ở hậu môn
  • Hậu môn bị sưng phồng, nổi nhiều cục có thể nhìn thấy trực tiếp bằng mắt thường
  • Máu đông có ở bên trong tĩnh mạch

Bước 3: Khám trực tràng

Khi đến khám bệnh trĩ bắt thuộc phải thực hiện khám trực tràng, để bác sĩ nắm rõ mức độ bệnh cũng như tình trạng búi trí đang ở giai đoạn nào.

Khi khám bệnh mọi người luôn cảm thấy ngại vì phải cởi bỏ quần áo, cảm giác xấu hổ khi bác sĩ kiểm tra vùng nhạy cảm. Tuy nhiên bệnh nhân không nên lo lắng, ngại ngùng vì những phòng khám chuyên môn tốt sẽ có riêng đội ngũ bác sĩ nam và nữ để khám. Vì vậy người bệnh nên điều chỉnh tâm lý nhẹ nhàng, thoải mái.

Bước khám trực tràng diễn ra như sau:

  • Bệnh nhân cởi bỏ trang phục của mình sau đó mặc đồ do phòng khám chuẩn bị sẵn
  • Bác sĩ đeo găng tay sử dụng chất bôi trơn để đưa ngón tay vào trực tràng của bệnh nhân
  • Khi kiểm tra được trực tràng, bác sĩ sẽ biết được bên trong hậu môn, kiểm tra những ngóc ngách và nếu có dấu hiệu bất thường nào bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra cụ thể kỹ lưỡng hơn.

Nhiều trường hợp bác sĩ sẽ kiểm tra khám bệnh trĩ bằng cách quan sát nhận biết bằng chất nhầy hoặc máu dính ở găng tay.

Bước 4: Làm các xét nghiệm

Trong những bước kiểm tra, nếu vẫn chưa mang lại kết quả khả quan, bác sĩ sẽ chỉ định bệnh nhân làm xét nghiệm để chẩn đoán bệnh một cách chính xác:

  • Xét nghiệm máu: khi bệnh nhân đi tiểu tiện ra máu, dẫn đến thiếu máu. Việc làm xét nghiệm máu giúp chẩn đoán bệnh trĩ hiệu quả. Xét nghiệm máu giúp phát hiện lượng bạch cầu trong máu tăng lên đây là những biến chứng thường gặp của bệnh trĩ.
  • Nội soi hậu môn, trực tràng: Các bác sĩ sẽ sử dụng một ống nội soi chuyên dụng trong y tế đã khử khuẩn có gắn một camera nhỏ trên đầu rồi đưa vào trong hậu môn để quan sát. Đây là phương pháp mang lại hiệu quả và độ chính xác cao.

Phương pháp nội soi này không gây cảm giác đau đớn cho người bệnh nên sẽ không cần phải gây tê. Thủ thuật được diễn ra nhanh chóng khoảng 2 tới 5 phút là xong, khi nội soi bác sĩ sẽ nhận biết được những vấn đề bệnh nhân đang mắc phải. Quá trình này quan sát được trực tràng có xuất hiện những bất thường ở mô lót không và sự tăng trưởng như thế nào.

Bước 5: Chẩn đoán phân biệt

Biểu hiện nhận biết bệnh trĩ thường đau rát, chảy máu mỗi khi bệnh nhân đi đại tiện. Tuy nhiên triệu chứng này cũng có thể nhầm lẫn với một số bệnh lý tương tự như:

  • Bệnh viêm ruột: Do virus gây ra, dấu hiệu phổ biến của bệnh này là đi ngoài ra máu, đau bụng dưới, có các chất nhầy kèm tiêu chảy,.. Đây thường là triệu chứng của những bệnh viêm đại tràng, viêm loét, co thắt đại tràng, bệnh Crohn. Để nhận biết bệnh này bác sĩ tiến hành kiểm tra bằng phương pháp nội soi trực tràng hoặc làm xét nghiệm phân biệt bệnh trĩ hay bệnh viêm ruột.
  • Nứt kẽ hậu môn: Bệnh nhân thường thấy đau đớn, khó khăn mỗi khi đi lại đặc biệt là khi đi đại tiện. Bệnh nứt kẽ hậu môn biểu hiện như những vết nứt rách giống hình giọt nước ở niêm mạc, các vết nứt để lâu sẽ ăn sâu vào trong gây ra tình trạng đau đớn, chảy máu hậu môn. Vết nứt thường có ở xung quanh hậu môn nên việc quan sát bằng mắt thường có thể dễ dàng nhận thấy.
  • Rò hậu môn: Bệnh lý này cũng có triệu chứng đi ngoài ra máu, sưng tấy ở vùng hậu môn và đau rát mỗi khi đi đại tiện. Bác sĩ tiến hành kiểm tra lỗ rò phân biệt với bệnh trĩ thông qua một rãnh nhỏ nối thông từ niêm mạc trong ống hậu môn đến vùng da bên ngoài hậu môn. Khi không được chữa trị kịp thời bệnh rò hậu môn thường phát triển qua áp xe chứa nhiều dịch mủ.
  • Polyp đại trực tràng: Bệnh này thường gặp ở những người trung niên trên 50 tuổi. Bệnh xuất hiện những khối u lồi do niêm mạc đại trực tràng tăng sinh quá mức, phát triển. Khi mới bắt đầu bị bệnh các khối polyp có kích thước nhỏ, các biểu hiện không mấy rõ ràng hoặc có ít, nhưng thời gian dài không điều trị bệnh sẽ tiến triển nặng hơn. Người bệnh bắt đầu xuất hiện triệu chứng như đau bụng, đi ngoài ra máu tươi, phân ở dạng lỏng,…

Bước 6: Kết luận

Hoàn tất những bước khám và kiểm tra bác sĩ sẽ đưa cho người bệnh kết quả chẩn đoán. Tùy thuộc vào bệnh của mỗi người bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp trị liệu khác nhau. Trong quá trình điều trị bệnh trĩ, bác sĩ sẽ yêu cầu bệnh nhân điều chỉnh cân bằng lại chế độ sinh hoạt, ăn uống đủ chất sao cho bệnh trĩ không bị tái phát trở lại mang lại hiệu quả cho phương pháp trị liệu.

Đối với những bệnh nhân có lịch tái khám lại sau khi điều trị xong cần đến đúng lịch hẹn của bác sĩ để khám lại, bác sĩ sẽ kiểm tra về hiệu quả phương pháp chữa trị, đánh giá mức độ khả quan của phương pháp này nhanh hay chậm.

Qua bài viết trên, bạn có thể nắm rõ hơn về chi phí khám phụ khoa hết bao nhiêu tiền, khám phụ khoa tổng quát là gì? Những quy trình khám phụ khoa, khám bệnh xã hội và khám bệnh trĩ như thế nào? Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào bệnh nhân có thể liên hệ đến số hotline hoặc bác sĩ tư vấn để các chuyên gia giải đáp những thắc mắc một cách cụ thể nhất.

Chi phí khám phụ khoa hết bao nhiêu tiền? Bàng giá năm 2024

Các thông tin khác liên quan:

Chi phí khám phụ khoa hết bao nhiêu tiền? Bàng giá năm 2024
Các lời bình