בלוגים

« חזרה

Doanh nghiep vua va nho can giai quyet thu tuc don phuong cham dut hop dong lao dong nhu the nao

Doanh nghiệp vừa và nhỏ cần giải quyết thủ tục đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động như thế nào?

Hợp đồng lao động là sự thỏa thuận giữa các bên. Tuy nhiên, nếu một bên muốn đơn phương chấm dứt hợp đồng thì không có sự đồng ý của bên còn lại phải tuân thủ theo quy định pháp lý. Tuy nhiên nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ chưa quan tâm nhiều và hiểu rõ vấn đề này, dẫn đến các rủi ro không đáng có. 



  1. Thủ tục đơn phương chấm dứt hợp đồng dành cho người lao động


Người lao động khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động phải báo trước cho người sử dụng lao động biết trước trong một khoảng thời gian nhất định. 


Báo trước ít nhất 120 ngày 


 Áp dụng với người lao động ký hợp đồng lao động không thời hạn hoặc có thời hạn từ 12 tháng trở lên để làm các ngành, nghề, công việc đặc thù.

Báo trước ít nhất bằng 1/4 thời hạn của hợp đồng lao động:

– Áp dụng với người lao động làm các công việc đặc thù có hợp đồng dưới 12 tháng.

Báo trước ít nhất 45 ngày:

– Áp dụng với người lao động ký kết hợp đồng lao động không xác định thời hạn.

Báo trước ít nhất 30 ngày:

– Áp dụng với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ 12 – 36 tháng

Báo trước ít nhất 03 ngày làm việc:

– Áp dụng với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động dưới 12 tháng.

Không cần báo trước: 

Áp dụng với người lao động có các lý do sau đây:

– Không được bố trí theo đúng công việc, địa điểm làm việc theo hợp đồng. Không được bảo đảm điều kiện làm việc theo thỏa thuận, trừ trường hợp điều chuyển người lao động.

– Không được trả đủ lương hoặc trả lương không đúng thời hạn.

– Bị người sử dụng ngược đãi, đánh đập hoặc có lời nói, hành vi nhục mạ, hành vi làm ảnh hưởng đến sức khỏe, nhân phẩm, danh dự; bị cưỡng bức lao động.

– Bị quấy rối tình dục tại nơi làm việc.

– Lao động nữ mang thai phải nghỉ việc vì làm việc gây ảnh hưởng xấu tới thai nhi.

– Đủ tuổi nghỉ hưu, trừ có thỏa thuận khác.

– Người sử dụng cung cấp thông tin không trung thực liên quan đến công việc làm ảnh hưởng đến việc thực hiện hợp đồng.

Căn cứ vào Điều 35 Bộ luật lao động 2019 và Điều 7 Nghị định 145/2020/NĐ-CP 

  1. Quy định khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động 

Quyền lợi khi đơn phương chấm dứt hợp đồng đúng luật 

Việc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động đúng luật sẽ giúp các bên thực hiện được mong muốn kết thúc quan hệ lao động mà vẫn nhận được quyền lợi chính đáng và giảm bớt trách nhiệm phải thực hiện.

Trong quan hệ lao động, người lao động luôn có phần yếu thế hơn nên dù người này đơn phương chấm dứt hợp đồng hợp pháp hay bị đơn phương chấm dứt hợp đồng thì hầu hết đều được hưởng các quyền lợi sau:

– Được nhận trợ cấp thôi việc, trừ trường hợp đủ điều kiện hưởng lương hưu hoặc người lao động bị đơn phương chấm dứt hợp đồng do tự ý bỏ việc từ 05 ngày làm việc liên tục.

– Được thanh toán tiền lương và các quyền lợi khác.

– Được xác nhận thời gian đóng bảo hiểm xã hội và nhận lại giấy tờ khác.

Trong khi đó, người sử dụng lao động chỉ có thể yêu cầu người lao động bàn giao lại công việc và thanh toán những khoản tiền mà còn nợ doanh nghiệp.

Tương ứng với quyền của một bên chính là trách nhiệm của bên còn lại khi hợp đồng lao động bị chấm dứt. Nếu không thực hiện đúng, người vi phạm sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính theo Nghị định 28/2020/NĐ-CP.

  1. Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái luật phải bồi thường thế nào

Nếu người lao động và người sử dụng lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động mà không thuộc một trong các trường hợp nêu trên hoặc thuộc các trường hợp đó nhưng không đảm bảo thời gian báo trước thì đều bị coi là đơn phương chấm dứt hợp đồng trái luật.

Khi đơn phương chấm dứt hợp đồng trái luật, bên vi phạm sẽ phải bồi thường cho bên còn lại như sau:

* Người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng trái luật:

Bồi thường:

– Nửa tháng tiền lương.

– Khoản tiền tương ứng với tiền lương trong những ngày không báo trước (nếu vi phạm thời hạn báo trước).

– Chi phí đào tạo (nếu được đào tạo nghề từ kinh phí của người sử dụng).

* Người sử dụng lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng trái luật:

– Phải nhận lại người lao động vào làm việc và bồi thường:

+ Tiền lương, đóng các loại bảo hiểm bắt buộc trong những ngày người lao động không được làm việc.

+ Trả một khoản tiền tương ứng với tiền lương trong những ngày không báo trước (nếu vi phạm thời hạn báo trước).

+ Trả thêm cho người lao động một khoản tiền ít nhất bằng 02 tháng tiền lương.

– Nếu người lao động không muốn làm việc, thì ngoài các khoản trên người sử dụng còn phải trả trợ cấp thôi việc cho người lao động.

– Nếu không muốn nhận lại và người lao động đồng ý thì bồi thường thêm cho người lao động ít nhất bằng 02 tháng tiền lương.

IV Tổng kết 

Vấn đề chấm dứt hợp đồng lao động trước thời hạn là rủi ro mà mọi doanh nghiệp vừa và nhỏ đều gặp phải. Doanh nghiệp vừa và nhỏ cần hiểu kỹ để tránh các rủi ro về sau. 

MISA AMIS - Chuyên trang cung cấp kiến thức pháp luật giúp doanh nghiệp nhỏ và vừa hạn chế rủi ro pháp lý


Truy cập vào website MISA AMIS, các CEO và chủ doanh nghiệp có thể dễ dàng “nắm trong lòng bàn tay” những kiến thức và kỹ năng pháp lý cần thiết để hạn chế những rủi ro đáng tiếc trong kinh doanh, đảm bảo quyền lợi của doanh nghiệp trong thương mại để đưa doanh nghiệp cất cánh và tăng trưởng, cụ thể:


  • Tổng hợp và cập nhật các văn bản hướng dẫn thi hành Luật, Nghị định, các Thông tư của Bộ và liên Bộ liên quan trực tiếp đến hoạt động của doanh nghiệp.

  • Cung cấp biểu mẫu, tài liệu, văn bản, hợp đồng mẫu được soạn thảo theo các quy định hiện hành của pháp luật Việt Nam.

  • Không thu bất kỳ khoản phí nào từ độc giả, tất cả kiến thức pháp lý được chia sẻ trên trang đều không nhằm mục đích thương mại.


Tìm hiểu kiến thức pháp lý cho doanh nghiệp tại MISA AMIS


Tên công ty: MISA AMIS

 

Website: https://amis.misa.vn/

 

Địa chỉ: Tầng 9, tòa nhà Technosoft, Phố Duy Tân, Q. Cầu Giấy, Hà Nội 100000

 

Điện thoại: 0904885833

הערות
טראקבאק של כתובת אתר:

No comments yet. היה הראשון